Lợi thế của Gia Cát lợi trên sàn giao dịch hàng hoá Việt Nam

 Gia Cát Lợi - sàn giao dịch hàng hoá Việt Nam (SGDHH) sẽ chính thức hoạt động kết nối liên thông với các SGDHH trên thế giới. Danh mục hàng hóa dự kiến được niêm yết trên sàn của SGDHH gồm 40 mặt hàng chủ lực, trong đó có những mặt hàng Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu và những mặt hàng doanh nghiệp (DN) Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) như gạo, đường, cà phê, cao su, hạt tiêu, nhôm, đồng, sắt, thép,…

Quy mô sàn giao dịch hàng hoá Việt Nam

Sàn giao dịch hàng hoá Việt Nam không phải là hình thức mua bán mới trên thế giới, nhưng lại là khái niệm mới mẻ tại Việt Nam. Hiểu đơn giản, SGDHH cũng tương tự như Sở Giao dịch chứng khoán, có nghĩa là các bên thực hiện việc mua bán một số lượng hàng hóa nhất định với mức giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Hoạt động mua bán hàng hóa thông qua SGDHH sẽ giúp người nông dân có được công cụ bảo hiểm giá, nhằm giảm thiểu được các rủi ro của hoạt động SXKD như sự rớt giá của cà phê, cao su,...

Các doanh nghiệp (DN) thương mại xuất nhập khẩu (XNK) cũng có thể biết được giá cả chuẩn giao dịch các mặt hàng này theo từng chủng loại, từng tháng hợp đồng để chủ động SXKD, cân đối cung - cầu. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, sự ra đời của các đơn vị hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH sẽ đem đến một cơ hội đầu tư mới trong khi các kênh đầu tư truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Tăng sự chủ động cho doanh nghiệp trên SDGHHVN

Chỉ đến khi Nghị định 51 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158, có hiệu lực từ ngày 1/6/2018 với nhiều bước đột phá mới thì SGDHH Việt Nam mới được hồi sinh. Nghị định 51 cho phép nhà đầu tư hàng hóa phái sinh nước ngoài góp vốn thành lập tại Việt Nam và mua cổ phần, phần vốn góp của SGDHH với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ. Quy định này được coi là giải pháp tích cực vì sẽ thu hút được nguồn lực mới. Bên cạnh đó, thương nhân Việt Nam cũng được tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua SGDHH nước ngoài.

Từ những lợi ích trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc “hồi sinh” SGDHH không chỉ là cơ hội cho DN Việt Nam phát triển, mở rộng sản xuất, kênh tiêu thụ hàng hóa mà còn là cơ hội để kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp hotline: 0913792646

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm hợp đồng kỳ hạn trong đầu tư hàng hóa phái sinh là gì?

Đầu tư hàng hóa phái sinh thị trường giao dịch linh hoạt

Đầu tư hàng hóa phái sinh – chủ động quyết định lợi nhuận